Cao tốc Bắc Nam đang khẩn trương được triển khai, việc cấp phối vật liệu cho thi công đường Cao tốc Bắc Nam có gì đặc biệt và tuân thủ theo tiêu chuẩn nào, công nghệ và thiết kế của trạm nghiền đá phải như thế nào mới phù hợp cho tiêu chuẩn này? Cùng nghiền cứu bài viết dưới đây để rút ra được kinh nghiệm và cách làm đúng khi tìm báo giá dây chuyền nghiền đá cấp cho cao tốc:
Ngày 3/8, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, từ 20/7 các ban quản lý dự án đã phát hành hồ sơ mời thầu 5 dự án cao tốc Bắc - Nam theo hình thức PPP. Đến nay đã có 14 trong số 16 nhà đầu tư qua vòng sơ tuyển đến mua hồ sơ mời thầu. Các nhà đầu tư khác vẫn có thể mua hồ sơ dự án cho đến trước ngày mở thầu.
Trong 5 dự án được chào thầu, quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu đã có hai liên danh nhà đầu tư mua hồ sơ; dự án Diễn Châu - Bãi Vọt và Nha Trang - Cam Lâm có ba nhà đầu tư; nhiều nhất là dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo có tới bốn nhà đầu tư. Nhiều doanh nghiệp giao thông và xây dựng lớn đã tham gia đấu thầu như Tập đoàn Cienco 4, Đèo Cả, Phương Thành, Hòa Bình, Fecon, Trường Sơn, Vinaconex, Sơn Hải... Cao tốc La Sơn - Túy Loan nằm trên tuyến cao tốc Bắc Nam. Theo quy định, nhà đầu tư có 60 ngày để chuẩn bị hồ sơ dự thầu.
(trạm nghiền đá 350 tấn/h cho cao tốc Dầu Dây - Phan Thiết)
Dự kiến ngày 20/9, các dự án PPP cao tốc Bắc - Nam sẽ mở thầu. Các ban quản lý dự án sẽ thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu để đánh giá hồ sơ. Công tác đánh giá thầu, đàm phán ký kết hợp đồng giữa Bộ Giao thông Vận tải và các nhà đầu tư sẽ kết thúc vào tháng 12. Theo Bộ Giao thông Vận tải, 5 dự án cao tốc Bắc Nam được đầu tư theo hình thức PPP dự kiến khởi công đầu năm 2021.
Hiện công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án được địa phương đẩy nhanh tiến độ. Trong kỳ họp tháng 6, Quốc hội đã quyết định chuyển đổi 3 trong số 8 dự án là Mai Sơn - quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây sang hình thức đầu tư công. Còn lại 5 dự án vẫn được Bộ Giao thông Vận tải lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu.
Công đoạn 1: nghiền phá đá hộc bằng máy kẹp hàm.
Công đoạn 2: nghiền thô bằng máy nghiền côn. Đá cấp phối base và subbase sẻ được lấy ra từ côn phá sau khi được va đập 2 lần trong buồng nghiền của máy kẹp hàm và máy nghiền côn, đa số 100% hạt vật liệu không còn các cạnh sắc và tỷ lệ thoi dẹt luôn dưới mức 16%. (tiêu chuẩn là 18%). Vì ở trong buồng nghiền côn, đá được vò, ép, nén làm vỡ ra, các mặt của viên đá va đập vào các viên đá với nhau, và thành kim loại, chính yếu tố này là lí do khi cấp phối đá dăm cho đường cao tốc, chỉ có thể sử dụng công nghệ Hàm- côn chứ không thể dùng Hàm- cặp thứ cấp.
(trạm nghiền đá cấp phối cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn)
Nếu dây chuyền sử dụng máy nghiền hàm thứ cấp, hoặc lấy trưc tiếp đá sau máy nghiền hàm thì viên đá bị vỡ ra sắc cạnh hơn, tỷ lệ thoi dẹt sẻ lớn hơn rất nhiều (không bảo đảm chỉ tiêu 6).
Việc lựa chọn loại CPĐD (theo cỡ hạt danh định có đường kính lớn nhất Dmax quy ước) phải căn cứ vào chiều dày thiết kế của lớp móng và phải được chỉ rõ trong hồ sơ thiết kế kết cấu áo đường và chỉ dẫn kỹ thuật của công trình : a) Cấp phối loại Dmax = 37,5 mm thích hợp dùng cho lớp móng dưới; b) Cấp phối loại Dmax = 25 mm thích hợp dùng cho lớp móng trên; c) Cấp phối loại Dmax = 19 mm thích hợp dùng cho việc bù vênh và tăng cường trên các kết cấu mặt (Sơ đồ công nghệ trạm nghiền đá cấp phối SRH, chỉ cần 1 hàm sơ cấp và 1 côn phá )